alphabooks
#1 - Những Người Tiên Phong - The Innovators - Walter Isaacson (Phần 1)
1. Ada, Countess and Lovelace – Ada
- Poetical Science – Khoa học nên thơ: Phần này giới thiệu về cô gái Ada Byron, người được xem như mở đầu cho kỷ nguyên máy tính.
- Lord Byron: Lãnh chúa Byron là cha đẻ của Ada Byron, đã kết hôn với Annabella là mẹ của Ada.
- Ada: Cuộc đời và những năng khiếu của Ada về toán học và sự nhạy cảm về nghệ thuật. Ada cố gắng tiếp cận và liên lạc với Babbage.
- Charles Babbage and His Engines – Babbage và những cỗ máy của ông: Babbage tạo ra Máy Sai Phân và Máy Giải Tích.
- Lady Lovelace’s Notes – Những ghi chú của Ada: Ada dịch bài báo của Babbage về Giải Tích kèm theo những ghi chú về khái niệm máy tính đầu tiên và chương trình lập trình máy tính.
- 2. The Computer
- Digital Beats Analogs – Kỹ thuật số đánh bại Kỹ thuật tương tự trong quá trình tạo ra các máy tính.
- Alan Turing: Một kỹ sư, quý tộc người Anh khẳng định lý thuyết về một cỗ máy có khả năng tính toán.
- Claude Shannon and George Stibitz at Bell Labs: Shannon (MIT) khẳng định các phép toán phức tạp có thể được thực hiện bằng các mạch đóng-mở. Stibitz (Bell Labs) chế tạo một máy thực tế cộng nhị phân.
- Howard Aiken: Từ máy của Babbage, chế tạo ra máy Mark I. Nhờ sự hỗ trợ của Harvard, IBM và Quân đội Mỹ, Mark I là chiếc máy tính hoàn toàn tự động, nhập dữ liệu bằng băng giấy, và dùng hệ thập phân.
- Konrad Zuse: Một kỹ sư người Đức, vào năm 1937, tự mình đã chế tại ra máy tính nhị phân Z1 (giống của Stibitz). Hơn nữa, ông còn chế tạo các thế hệ sau Z2, Z3 là các máy tính kỹ thuật số đa năng, có thể lập trình, có bộ nhớ và điều khiển được. Tiếc là ông đã từ chối, không dùng đèn chân không do chi phí quá lớn, và khi ông đề nghị với quân đội Đức hỗ trợ thì họ cũng từ chối.
- John Vincent Atanasoff: Nhà phát minh người Mỹ, sống tại Iowa, đã thiết kế và chế tạo ra chiếc máy tính kỹ thuật số đầu tiên sử dụng đèn chân không và một bộ nhớ sơ khai để giải phương trình tuyến tính 29 biến. Thế nhưng, do sự chểnh mảng của văn phòng sáng chế bang Iowa mà sáng chế của ông không được cấp bằng và “bị lãng quên trong thùng rác của lịch sử” trong một thời gian dài…Nếu như không có John Mauchly…
- John Mauchly: Một nhà khoa học quý tộc người Mỹ, yêu thích nghiên cứu khoa học và chia sẻ ý tưởng. Ông có ý tưởng chế tạo
- The Mauchly-Atanasoff Visit: Cuộc gặp gỡ giữa Mauchly và Atanasoff: Năm 1941, Mauchly đến thăm nhà Atanasoff, được xem qua chiếc máy Atanasoff đang trình cấp bằng sáng chế. Sau chuyến đi này, Mauchly đã thu thập thêm được một số thông tin và ý tưởng để xây dựng chiếc máy của mình.
- J.Presper Eckert :Một kỹ sư thực hành người Mỹ, phụ tá cho Mauchly. Eckert là người cầu toàn, am hiểu về điện tử, có năng khiếu về việc chế tạo các sản phẩm điện tử.
- ENIAC: Mauchly và Eckert được Bộ Chiến tranh Mỹ tài trợ chế tạo máy ENIAC để tính toán quỹ đạo của đạn pháo. ENIAC dùng hệ đếm thập phân, có thể rẽ nhánh có điều kiện và gọi các chương trình con. ENIAC tính 5000 phép tính/s.
- Bletchley Park: Năm 1943, tại Bletchley Park, Alan Turing và các cộng sự đã chế tạo ra máy Colossus để phá mật mã của Đức. Colossus sử dụng hệ nhị phân, điện tử toàn bộ, có thể rẽ nhánh điều kiện nhưng không thể lập trình.
- So, Who Invented The Computer– Vậy ai đã tạo ra Computer: Computer được định nghĩa là cỗ máy điện tử, đa năng và có thể lập trình được. Chỉ có ENIAC của Mauchly là mang đầy đủ các tính chất này. Mặc dù có thừa hưởng ý tưởng của Atanasoff
- 3. Programming
- Grace Hopper: Nữ tiến sỹ toán học người Mỹ, người có khả năng đơn giản hóa các vấn đề khoa học thành phương trình toán học và chuyển sang ngôn ngữ thường dùng. Bà được Aiken giao viết quyển sách hướng dẫn lập trình cho Mark I. Nhóm của bà cũng khai sinh ra thuật ngữ “bug” và “debug” khi bắt một con bọ gây ra lỗi của Mark II.
- The Women of ENIAC: Nhóm 06 phụ nữ được giao nhiệm vụ rút/cắm các dây cáp của ENIAC để lập trình nhiệm vụ tính toán cho ENIAC.
- Stored Programs: Mauchly và Eckert muốn dùng bộ nhớ chứa chương trình có sẵn để tái lập trình cho ENIAC.
- John Von Neumann: Nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, thầy và là cố vấn cho Turing. Ông được giao nghiên cứu 2 máy tính sai phân của Stibiz (tại Harvard) và Mark I (tại Bell Labs)của Hopper. Ông có ý tưởng xây dựng một máy tính điện tử hoàn toàn và có thể lưu trữ, chỉnh sửa các chương trình lưu trong bộ nhớ.
- Von Neumann at Penn:Thông qua đại úy Goldstine, Neumann đến xem và trở thành cố vấn của nhóm chế tạo/ vận hành ENIAC. Mauchly và Eckert có ý tưởng về chương trình cài đặt sẵn cho ENIAC, còn Neumann có ý tưởng về lập trình địa chỉ trên bộ nhớ chỉ đọc. Cuối cùng, Neumann tổng hợp và công bố rộng rãi báo cáo về cấu trúc máy tính “von Neumann”
- The Public Unveiling of ENIAC: Năm 1946, ENIAC đã được lập trình để tính toán một quỹ đạo tên lửa trong một buổi gala.
- The First Stored Program Computers: Mauchly và Eckert rời Đại học Pennsylvania, thành lập công ty và tạo ra máy UNIVAC. Neumann cũng về Princeton, sau này tạo ra máy IAS. Max Newman chế tạo ra máy Manchester’s Baby, rồi đến Manchester Mark I. Maurice Wilkes hoàn thiện máy EDSAC.
- Can Machines Think?: Alan Turing ngay từ đầu đã lo ngại máy tính có thể biết suy nghĩ và tự học như con người. Ông đưa ra phép thử Turing gồm các câu hỏi tình huống về tư duy để phân biệt người và máy.
- 4. The Transistor:
Nhóm
kỹ sư John Bardeen, Walter Brattain, William Shockley của Bell Labs
sáng chế ra bóng bán dẫn vào 16/12/1947 đã tạo ra cuộc cách mạng của máy
tính điện tử.
- Bell Labs: Trung tâm nghiên cứu của AT&T, nơi ra đời máy tính của Stibitz, nơi Shannon nghiên cứu về thông tin đã lập các nhóm nghiên cứu kết hợp giữa nhà khoa học lý thuất và kỹ sư thực hành để tìm giải pháp thay thế các đèn chân không.
- William Shockey: Người được giao nhiệm vụ tìm giải pháp thay thế đèn chân không. Kết hợp với kỹ sư thực nghiệm Walter Brattain. Nhưng việc nghiên cứu bị gián đoạn do chiến tranh.
- The Solid State Team: Sau chiến tranh, nhóm nghiên cứu bổ sung thêm John Bardeen là chuyên gia về thuyết lượng tử, tiếp tục mục tiêu trước kia.
- The Transistor:Nhóm nghiên cứu trải qua nhiều thí nghiệm, tranh cãi nhiều mô hình lý thuyết để tạo ra được bóng bán dẫn dùng Germanium và Vàng.
- Shockley’s One Upmanship: Bardeen và Brattain tạo ra bóng bán dẫn đầu tiên, nhưng Shcokley đã nghĩ ra phương pháp thực hiện đơn giản hơn. Tên gọi Transistor = Transresistance + Thermistor + Varistor.
- Transistor Radios: Texas Instruments dùng transistor để làm các radio cá nhân. Bán trên 100.000 sản phẩm/năm.
- Setting The World on Fire: Sau phát minh ra transistor, Shockley rời Bell Labs để thành lập công ty tại California để phổ cập bóng bán dẫn cho thế giới, nơi sau này là thung lũng Silicon nổi tiếng.
- Shockley Semiconductor: Shockley được sự đầu tư của Beckman, thành lập công ty sản xuất bóng bán dẫn tại khu công nghiệp của Stanford nằm tại thung lũng Santa Clara, Palo Alto. Mang đến tên gọi Thung lũng Silicon cho vùng đất này.
- Robert Noyce and Gordon Moore: Shockley tuyển dụng những nhân sự giỏi cho công ty của mình. Trong đó có Robert Noyce, tiến sỹ MIT và Gordon Moore, tiến sỹ tại Viện Công nghệ Cali.
- Shockley Unravels: Shockley khắt khe và không chịu nhận sai lầm, đặc biệt sau khi được nhận giải Nobel. Nhóm 08 kỹ sư dưới quyền trong đó có cả Noyce và Moore tách ra lập công ty riêng do Fairchild tài trợ.
- Jack Kilby: Kỹ sư của Texas Instrument, đã khẳng định, và tạo ra sản phẩm vi mạch trên một khối silicon, được pha tạp chất khác nhau để tạo thành các phần tử mạch điện khác nhau.
- Noyce’s Version: Noyce của Fairchild cũng nghĩ ra cách dùng nguyên khối silicon để tạo thành các phần tử mạch điện vào tháng 1 năm 1959, sau Kilby 06 tháng.
- Protecting Discoveries: Noyce và Kilby cạnh tranh với nhau trong việc cấp bằng sáng chế cũng như danh hiệu “người phát minh ra vi mạch”. Cuối cùng, hai ông bắt tay nhau sử dụng chung, cùng nhau chia sẻ phát minh này.
- Microchips Blast Off: Vi mạch đã được dùng phổ biến trong quân sự, chương trình Apollo, các máy trợ thính và đặc biệt là máy tính bỏ túi của Texas Instrument.
- Moore’s Law: Moore đưa ra định luật Moore vào tháng 04 năm 1965. Sau đó, Moore, Noyce lần lượt rời Fairchild.
- Arthur Rock and Venture Capital: Arthur Rock đã giúp Noyce và Moore thành lập Fairchild trước đây. Giờ ông cũng giúp họ một lần nữa. Noyce và Moore thành lập NM Electronics, sau này đổi tên thành Intel.
- The Intel Way: Noyce, Moore và Grove đã tạo ra văn hóa làm việc Intel và lan truyền nó cho cả Thung lũng silicon.
- The Microprocessor: Ted Hoff của Intel đã phát minh ra bộ vi xử lý có thể lập trình được vào năm 1969. Intel thương mại hóa sản phẩm này Intel 4004 vào năm 1971 mở ra thời đại của bộ vi xử lý. Năm 1971, tên gọi Thung lũng Silicon ra đời.
//Nếu cảm thấy hứng thú với tác phẩm này, các bạn hãy mua sách giấy để ủng hộ tác giả và dịch giả nhé.
Nếu các bạn nhận thấy có nội dung nào quan trọng trong cuốn sách mà chúng tôi đã bỏ lỡ, hãy comment bên dưới để chúng tôi xem xét bổ sung vào bài viết. Chúng tôi rất cảm ơn.//
Nếu các bạn nhận thấy có nội dung nào quan trọng trong cuốn sách mà chúng tôi đã bỏ lỡ, hãy comment bên dưới để chúng tôi xem xét bổ sung vào bài viết. Chúng tôi rất cảm ơn.//
Đăng nhận xét
0 Nhận xét